Flicker Images

sửa máy giặt electrolux

Dịch vụ sửa bình nóng lạnh tại Hà Nội - (024)3 758 9868

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Tổng hợp những "bệnh" thường gặp ở bình nóng lạnh

Về cơ bản, bình nước nóng lạnh rất bền do tần suất sử dụng không quá nhiều mỗi năm. Nhưng bạn cũng có thể gặp một vài trục trặc sau một thời gian dài sử dụng hoặc do người dùng có những thói quen sử dụng bình nóng lạnh không đúng. Bài viết dưới đây của các chuyên gia sửa bình nóng lạnh tại Hà Nội sẽ tổng hợp lại những bệnh thường gặp ở bình nóng lạnh.

Tổng hợp những "bệnh" thường gặp ở bình nóng lạnh

Quá tải do sử dụng bình nóng lạnh 24/24

Do được trang bị rơ-le tự ngắt nên không ít người dùng cho rằng, có thể để bình nóng lạnh chạy 24/24. Thói quen này chính là nguyên nhân khiến các dây may-so cũng như một số bộ phận khác, đặc biệt là bộ phận cách điện, bị hỏng do phải hoạt động quá tải. Ngoài ra, thói quen này cũng khiến tiêu tốn tiền điện hàng tháng vì các bình nóng lạnh vẫn tiêu tốn một lượng điện để duy trì hoạt động và để làm lạnh nước khi nhiệt độ giảm.Trong bình nóng lạnh thường có bộ phận rơ-le điều chỉnh nhiệt độ nước. Rơ-le này có tác dụng tự ngắt khi nhiệt độ đủ cao và ngược lại sẽ đóng điện cho thanh đun khi nước bị giảm nhiệt.

Bình nóng lạnh rò rỉ nước (bình nóng lạnh chảy nước)

  • Do nguồn nước. Nước cứng là loại nước tự nhiên chứa trên ba mili đương lượng gam cation canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) trong một lít. Nước chứa nhiều Mg2+ có vị đắng. Tổng hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+đặc trưng cho tính chất cứng của nước. Chính vì thế, nguồn nước là nguyên nhân chính khiến bình nóng lạnh nhà bạn bị thủng và rỉ nước.
  • Theo cấu tạo bên trong của bình nóng lạnh có thanh Magie, do tính chất khử mạnh của thanh Magie, nên lượng cặn trong bình sẽ được khử sạch hoàn toàn. Qua thời gian sử dụng thanh Magie sẽ bị ăn mòn do tác dụng với nguồn nước cứng và ăn mòn sang thành bình khi thanh khử hết, gây nên hiện tượng rỉ nước.
  • Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như nước bị rỉ ra ở các đầu nối.

Bình nóng lạnh rò rỉ điện (bình nóng lạnh mát điện)

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bình nóng lạnh bị rò điện: có thể là do thanh điện trở sử dụng lâu ngày có hiện tượng làm nóng được nước, nhiệt độ thanh càng phải tăng cao làm cát thạch anh bên trong giãn nở gây nứt vỡ lớp cặn bám, đồng thời làm nứt vỏ cách điện của thanh điện trở và rò điện ra nước. Nguyên nhân khác có thể là do lớp cách điện của vỏ thanh điện trở bị ăn mòn gây rò điện ra nước.Rò rỉ điện là hiện tượng rất hay gặp ở các bình nóng lạnh chạy điện. Hiện tượng này thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng nếu không được phát hiện, sửa chữa kịp thời.

Một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bình nước nóng bị rò rỉ điện rất ít người biết là do nguồn nước nhiễm bị nhiễm bẩn, đặc biệt là các loại kim loại chứa nhiều trong nước cũng khiến bình nóng lạnh có thể bị rò rỉ điện sau một thời gian tích tụ.

Hiện tượng rò điện của máy nóng lạnh sẽ xảy ra khi có sự thông mạch từ dây may-so với môi trường bên ngoài; khi lớp cách điện của may-so bị ăn mòn hoặc bong tróc trong quá trình sử dụng và gây nguy hiểm cho người sử dụng.Ngoài ra, hiện tượng rò điện còn xảy ra do gioăng cao su cách điện nối giữa dây may-so, vỏ bình và dây dẫn điện đã trở nên quá cũ. Sự lão hoá của bộ phận này tạo ra những chỗ nứt trên vật liệu cao su gây hiện tượng thấm nước, từ đó dẫn điện ra bên ngoài. Bộ phận quan trọng này cũng có thể bị hỏng và không còn giữ được chức năng cách điện khi xảy ra hiện tượng mất nước, trong bình không chứa nước, nhưng dây may-so vẫn hoạt động, sinh nhiệt và đốt cháy gioăng.

Để tránh hiện tượng này, hiện nay, một số loại bình nóng lạnh đời mới đã sử dụng bộ rơ-le kép gồm rơ-le nhiệt (là loại rơ-le mao dẫn đo nhiệt độ từ giữa lòng bình) tự động bật tắt điện theo chế độ đặt trước và rơ-le an toàn (tự động ngắt điện khi rơ-le nhiệt bị hỏng hoặc nước nóng quá mức cho phép). Tuy nhiên, khi sử dụng, người dùng cũng nên chú ý tắt bình nóng lạnh khi cần sử dụng.

Một số lưu ý khi sử dụng bình nóng lạnh


Lắp thêm dây mát (dây tiếp đất) cho thiết bị

Thông thường, bình nóng lạnh đã có một đầu dây để chờ tiếp đất (dây mát). Tuy nhiên, khi lắp do những hạn chế nhất định về không gian, nhiều người thường bỏ qua công đoạn này. Khi sử dụng, nếu bình bị rò điện, trong lúc tắm nước bắn vào bình sẽ gây nguy hiểm. Vì thế phải kiểm tra lại dây tiếp đất trước khi sử dụng bình.

Vệ sinh - Bảo dưỡng bình nóng lạnh định kỳ

Tắt bình nóng lạnh khi tắm để tránh hiện tượng tắc, gây gỉ sét vỏ bình và rò điện, khi mới lắp bình, nếu nước nhà bạn thường xuyên có cặn, vẩn đục hay nhiễm sắt, phèn thì sau 1 tháng đầu tiên nên mở bình ra kiểm tra, thau hút cặn, súc rửa bình và bộ lọc, kiểm tra độ khít của các van. Nếu nước bình thường thì nên kiểm tra sau 2-3 tháng. Sau đó mật độ kiểm tra có thể giảm xuống, tuỳ theo chất lượng nước.

Nguyên tắc an toàn bất cứ ai cũng cần ghi nhớ đó là tắt bình nóng lạnh trước khi tắm. Ngoài ra, cũng không nên bật bình 24/24 mà chỉ nên bật trước lúc tắm khoảng 10-15 phút.

Với chia sẻ "Những bệnh thường gặp ở bình nóng lạnh" trên đây của các chuyên gia sửa bình nóng lạnh đã giúp bạn bắt bệnh được cho bình nóng lạnh nhà bạn mỗi khi chúng gặp "Bệnh".

0 nhận xét:

Đăng nhận xét